2. Xây dựng profile chuyên nghiệp
- 1.Làm thế nào để được 5 sao?
- 2.1. Quyết tâm thành freelancer giỏi
- 3.2. Xây dựng profile chuyên nghiệp
- 4.3. Lựa chọn dự án phù hợp
- 5.4. Lựa chọn nhà tuyển dụng
- 6.5. Chào giá một cách chuyên nghiệp
- 7.6. Chát thành công với khách hàng
Cũng như bạn, tôi đã trải qua những ngày đầu tiên ấy. Những ngày đầu tiên tham gia Freelancer là khó khăn nhất, bởi vì tôi chưa hề có 1 đánh giá nào. Tôi cũng không hề có những porfolio tuyệt đẹp để trưng bày cho khách xem.
Tầm quan trọng của một profile
Các bạn thân mến, tôi đã từng là nhà tuyển dụng và đây là chia sẻ của tôi về kinh nghiệm xem hồ sơ của freelancer. Thứ nhất, tôi sẽ xem tên bạn là gì, hình ảnh của bạn, rồi xem bạn viết gì. Nếu bạn viết bài chào giá hợp lý thì tôi sẽ xem qua hồ sơ của bạn xem năng lực thực sự bạn có thể cung cấp cho tôi hay không. Sau đó tôi sẽ chat với bạn nếu tôi cảm thấy profile của bạn ổn.
Như vậy rõ ràng profile tuy không phải là thứ duy nhất, nhưng là là thứ quan trọng nhất để bạn chiến thắng được những dự án. vì thế bạn không nên sơ sài với profile của mình. Bởi vì bạn không thể nào cạnh tranh với các đối thủ của mình nếu profile của bạn sơ sài, đúng không?
Xây dựng profile của tôi
Chính vì nó quá quan trọng, nên những ngày đầu tôi đã phải hì hục làm profile của mình cho thật chuyên nghiệp. Tôi đã làm những việc như sau:
- Chọn một tên phù hợp
- Thêm ảnh đại diện,
- Mô tả ngắn
- Thêm các skills mình biết làm,
- Thêm porfolio
- Điền đầy đủ về kinh nghiệm, học vấn, v…
- Verify mọi thứ cần được xác nhận
- Chọn mức giá
1. Chọn tên phù hợp
Nếu tôi không có một tên thật chuyên nghiệp thì tôi đã thua cuộc chơi ngay từ đầu rồi. Sao tôi lại không chọn binhnguyen? Bởi vì họ thuê anh binhnguyen làm cái quái gì? Thậm chí họ còn không hiểu nổi từ đó nghĩa là gì thì làm sao hiểu nổi tôi là ai? Chính vì thế, tôi đã chọn BinhSEO, vì ban đầu tôi có ý định cung cấp dịch vụ SEO là chính.
Cũng nhờ cái tên đó mà rất nhiều người tin cậy tôi khi làm việc với họ. Mặc dù tôi làm WP là chính nhưng sản phẩm giao diện của tôi luôn được tối ưu hoá cho Google. Điều đó còn gì lý tưởng hơn, tiết kiệm rất nhiều cho khách hàng.
Tuy nhiên sau 1 thời gian làm việc với WP thì tôi có muốn thay đổi tên cũng không kịp nữa rồi. Bởi vì không đổi được. Vậy nên lời khuyên của tôi là các bạn nên lựa chọn quyết định tên phù hợp nhất với công việc để khỏi phải ân hận sau này.
Nếu bạn là Hung chuyên làm thiết kế thì vui lòng chọn HungDesigner chứ đừng chọn Hung1985 bởi vì ….. Bạn hãy tự đặt mình vào vị trí khách hàng của mình và xem xét, nếu 2 người như trên cùng đấu giá thì bạn sẽ chọn ai?
2. Chọn hình avatar đẹp
Chả có ai dại dột đi thuê một một ông nông dân đi làm web. Cũng không thuê một cô xấu đi làm người mẫu. Và cũng chẳng thuê một ông không có ảnh để làm freelancer cho họ. Bởi vì nếu không trưng nổi cái MẶT của mình lên thì chúa mới biết đằng sau máy tính tôi sẽ làm gì cho họ. Nếu là nhà tuyển dụng, bạn có tuyển một người vô trách nhiệm và trốn tránh chính cái profile của mình hay không?
Chính vì thế tôi đã chọn ra một ảnh trông rất lịch sự. Mặc dù ngày thường tôi hay mặc áo phông quần sóc, nhưng ảnh profile của tôi là hình tôi mặc vét vào một buổi đi ăn cưới. Vậy đó, sự thiện cảm với tấm hình đã một phần giúp tôi sở hữu được trái tim khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, và cho tới khi kết thúc dự án họ cũng sẽ không quên tôi.
3. Mô tả ngắn
Tôi không có thời gian xem hết profile của bạn đâu, vì thế tôi biết tôi không nên phụ thuộc vào nó. Thay vào đó tôi cố gắng có một lời mô tả ngắn gây ấn tượng đặc biệt với khách.
Thời gian đầu còn thiếu kinh nghiệm nên tôi chỉ viết vài đoạn văn còn khá rườm rà. Nhưng một thời gian sau tôi đã thay đổi nó dễ đọc hơn. Tôi tự đánh giá bản thân mình là người của chất lượng, và liệt kê ra:
- Kết quả thi (bổ sung sau khi tôi có nó)
- Kinh nghiệm
- Bằng cấp
- Công nghệ
- Sức khoẻ
Các bạn sẽ rất bất ngờ về số 5. Nhưng tôi thì không bất ngờ gì khi khác hàng hỏi tôi “Bạn tập võ hàng ngày á?” Tôi trả lời là “Đúng vậy, chính vì thế mà tôi làm việc cũng khoẻ như voi!”. Điều gì đáng sợ hơn làm việc với một người yếu ặt ra có thể ốm bất kỳ lúc nào? Chính vì thế sức khoẻ tốt và sự nhanh nhạy lại trở thành lợi thế của tôi, nhất là trong lĩnh vực lập trình nơi mà thứ này “hiếm có khó tìm”.
Tuy nhiên, nếu bạn là một writer thì nên viết một đoạn văn thật chất lượng vào summary nhé, chứ đừng làm giống tôi.
4. Thêm các skills
Có thể bạn biết tới 100 kỹ năng? Hãy chọn cả nếu có thể. Nhưng nên nhớ chúng chỉ có tác dụng cho bạn khi bạn chào giá dự án thôi. Nếu không có skill yêu cầu ở dự án thì bạn sẽ không được nhảy vào đâu. Tuy nhiên nếu membership của bạn có ít skills được chọn thì hãy cố gắng chọn những skills bạn “đỉnh” nhất nhé.
5. Thêm porfolio
Nếu bạn là người mới thì việc này cũng chưa quá quan trọng vì bạn đã có việc nào đâu mà đăng? Trong trường hợp đó tôi đã đăng chính cái bằng tốt nghiệp và giấy khen của mình vào porfolio. Có lẽ nhờ thế mà có vài lần câu hỏi đầu tiên khách dành cho tôi “Did you graduate from Australia?”.
Còn nếu bạn đã có những dự án đã làm cho công ty thì còn gì bằng. Vì số lượng porfolio bị giới hạn nên bạn hãy chọn screenshot của những dự án đẹp nhất. Đừng quên bổ sung vài lời giới thiệu cho từng dự án nhé, vì chúng rất quan trọng cho một profile mới.
6. Kinh nghiệm và học vấn
Khá nhiều người sẽ sơ sài phần này nghĩ rằng “mất thời gian quá, tôi sẽ gửi CV cho khách khi họ yêu cầu”. Thật may mắn cho tôi vì tôi biết rằng những khách tìm freelancer sẽ không có thời gian xem qua CV của tôi. Vì thế tôi đã đăng đầy đủ 2 phần này vào profile của mình.
7. Xác nhận mọi thứ
Tôi đã tranh thủ làm điều này ngay từ ngày đầu tiên. Bởi vì tôi biết, cũng giống như câu chuyện của số 2) hình đại diện. Nếu tôi không xác nhận được những thông tin bạn cung cấp cho chủ đầu tư thì hiển nhiên họ sẽ không muốn thuê tôi. Trừ khi là họ quá nghèo và muốn “thử” cái giá bèo mà tôi đưa ra. Nhưng như thế rủi ro cả 2 bên sẽ khá cao.
8. Chọn mức giá
Thời gian đầu tôi để mức giá $5, rồi $8… rồi $15, rồi $25, rồi tới $55. Ngay cả ở mức giá $55 vẫn có người thuê tôi, mà thậm chí còn tha thiết yêu cầu tôi làm việc cho họ. Tuy nhiên tôi không nói là bạn cũng phải đặt ngay cái mức giá $55 khi profile của bạn chỉ có 1 vài cái 5 sao. Tôi làm được điều đó cũng là cả một tiến trình đầy trông gai và thử thách.
Lời khuyên của tôi là gì: hãy tự tin và nâng gía của mình nên ngay khi có thể. Bởi vì mức giá cũng chính là đánh giá sự tự tin và tay nghề của chúng ta. Nhưng đừng lạm dụng nó nhé, budget của khách mới là yếu tố quyết định từng dự án.
Kết luận
Profile là một thứ quan trọng nhất, nó đánh giá chất lượng dịch vụ bạn đưa ra. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu hãy cố xem thật nhiều profile đình đám trong ngành của bạn. Hãy học hỏi họ viết gì và làm tương tự như vậy. Và hãy nhớ những yếu tố chính tôi nêu ở trên, để bạn cũng đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng và xác xuất trúng thầu sẽ cao hơn nhiều.
[…] 2.Xây dựng profile chuyên nghiệp […]
[…] 2.Xây dựng profile chuyên nghiệp […]